Giá vàng thế giới vừa ghi nhận một phiên biến động mạnh với đà tăng giảm lên tới cả chục USD/ounce trong bối cảnh đồng USD mạnh lên và giá dầu thô đi xuống; lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng. Có thời điểm giá kim loại quý tăng vọt, nhưng sau lại giảm trở lại khi tình trạng bán tháo trên thị trường trái phiếu khởi sắc.
Ông Edward Moya, nhà phân tích cấp cao của Oanda nhận định, trong ngắn hạn, triển vọng của vàng là trái phiếu bởi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ mạnh tay hơn trong việc siết chặt chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, giá dầu thô xuống còn 96 USD/ounce, tác động tiêu cực đến diễn biến thị trường vàng.
Giới đầu cơ nhận thấy kim loại quý đang rơi vào thế bất lợi nên nhanh tay bán vàng, qua đó đưa giá vàng từ ngưỡng 1.838 USD lùi về 1.825 USD ở thời điểm hiện tại.
Ngày 27/6: Giá vàng thế giới tăng nhẹ, vượt ngưỡng 1.830 USD/ounce khi đồng USD suy yếu
Ở thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC gần như đi ngang với biên độ dao động trong khoảng 50.000 đồng/lượng. Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá vàng miếng SJC niêm yết giao dịch tại 67,95 - 68,65 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng ở chiều mua và bán. Cùng lúc đó, giá vàng miếng SJC tại Doji niêm yết giao dịch tại 67,85 - 68,55 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng ở chiều bá, giữ nguyên giá chiều mua.
Ở thị trường ngoại hối, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố sáng nay ở mức 23.092 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước là 22.550 - 23.050 đồng/USD (mua vào - bán ra).
Tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tỷ giá giao dịch ghi nhận quanh mốc 22.960 - 23.200 đồng/USD. Trong khi đó, ngân hàng Vietinbank ghi nhận tỷ giá giao dịch 22.600 - 22.760 đồng/USD.