Phát triển thị trường carbon trong tiến trình thực hiện cam kết tại COP26

09:25 16/07/2022

Để ứng phó với tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu đang diễn ra, các nước trên thế giới triển khai các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và phát triển thị trường carbon.

Tiềm năng mở ra một ngành kinh doanh mới

Tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), Việt Nam đã cam kết giảm 30% lượng phát thải khí metan gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030, giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Ông Tăng Thế Cường- Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Tại Việt Nam, phát triển thị trường carbon trong nước là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên đã nêu tại Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương năm 2013, Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris năm 2016”.

“Trước đây, do Việt Nam chưa có nghĩa vụ bắt buộc phải cắt giảm phát thải khí nhà kính nên các doanh nghiệp chỉ trao đổi tín chỉ carbon tự nguyện theo các cơ chế hợp tác với quốc tế. Tuy nhiên, từ năm 2021, Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính theo Đóng góp Quốc gia tự quyết định. Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt khi ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu bước sang giai đoạn mới với việc các bên bắt đầu thực hiện Thỏa thuận Paris”, ông Tăng Thế Cường chia sẻ.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), mỗi năm Việt Nam có thể bán ra thị trường thế giới 57 triệu tín chỉ carbon, cho thấy tiềm năng rất lớn từ nguồn thu này, thậm chí mở ra một ngành kinh doanh mới. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có đơn vị chứng nhận tín chỉ carbon đạt tiêu chuẩn quốc tế nên việc giao dịch, mua bán, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng phải trải qua quy trình sàng lọc chặt chẽ, trong đó, việc xây dựng hồ sơ, phê chuẩn hồ sơ dự án được thực hiện bởi một tổ chức quốc tế. Các chủ rừng ở Việt Nam cũng gặp khó khăn trong việc xác định quyền sở hữu carbon, hệ thống chuyển nhượng quyền carbon, giấy chứng nhận giảm phát thải cũng như cơ chế quản lý tài chính và chia sẻ lợi ích từ nguồn thu giảm phát thải này.

2022-07-15_23-00-20

 

Theo lộ trình, Việt Nam sẽ vận hành thí điểm sàn giao dịch carbon vào năm 2025 và vận hành chính thức trong năm 2028. (Ảnh minh họa)

Theo lộ trình, Việt Nam sẽ vận hành thí điểm sàn giao dịch carbon vào năm 2025 và vận hành chính thức trong năm 2028. Để vận hành thị trường carbon trong nước, giai đoạn từ nay đến năm 2027, Việt Nam sẽ xây dựng các quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng.

Báo cáo của Cục Biến đổi khí hậu cũng cho biết, tính đến nay, Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về số lượng dự án triển khai theo Cơ chế phát triển sạch (CDM), với 258 dự án được Ban điều hành CDM phê duyệt và 13 Chương trình hoạt động theo CDM, tiềm năng gần 140 triệu tấn CO2 tương đương trong thời hạn tín chỉ. Trong số này, 17 dự án theo Tiêu chuẩn vàng đã phát hành quốc tế hơn 3 triệu tín chỉ, 24 dự án theo Tiêu chuẩn carbon được thẩm tra đã phát hành hơn 600 nghìn tín chỉ.

Nhờ đó, Việt Nam đã có được một số kinh nghiệm trong việc thực hiện các hành động giảm nhẹ, cung cấp tín chỉ phát thải cho các nước công nghiệp với giá cả cạnh tranh so với thị trường quốc tế. Tuy nhiên, các hoạt động theo cơ chế CDM cũng đã bị cắt giảm mạnh do ảnh hưởng của sự mất giá tín chỉ phát thải khi các chính sách, cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính có sự bất ổn và không được thực hiện đồng nhất trong giai đoạn 2012-2016. Từ 2016 đến nay, việc thực hiện CDM cũng có dấu hiệu chững lại do tồn tại những khó khăn cho đơn vị thực hiện liên quan đến thủ tục hành chính trong việc cấp thư xác nhận và thư phê duyệt dự án CDM.

Xây dựng lộ trình phát triển thị trường carbon

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định về tổ chức và phát triển thị trường carbon trong nước, với lộ trình vận hành chính thức từ năm 2028. Đây là căn cứ pháp lý mới nhất quy định về tổ chức và phát triển thị trường carbon. Thị trường carbon trong nước bao gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon, bù trừ tín chỉ carbon.

Theo đó, để hướng dẫn, triển khai thực hiện, ngày 7/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô dôn. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành Luật BVMT về ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là những văn bản pháp luật quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, hiện thực hóa các các cam kết của Việt Nam về giảm khí nhà kính, khi bước sang giai đoạn thực hiện các yêu cầu bắt buộc của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu, tăng trưởng xanh và phát thải ròng bằng “0”, dự kiến Việt Nam sẽ cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD, từ nay đến năm 2040. Nếu có các chính sách và chiến lược phù hợp, Việt Nam có thể tận dụng những hoạt động khử carbon để đạt được mục tiêu phát triển sao cho phát thải khí nhà kính ròng bằng “0” không làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP. Theo đó, nhu cầu đầu tư đầu tư sẽ tập trung lớn vào vào năng lượng, giao thông, nông nghiệp và công nghiệp. Các khoản đầu tư ngành sẽ cần được hỗ trợ bởi công cụ định giá, trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon, hình thành và vận hành đầy đủ thị trường carbon. Các công cụ này sẽ thay đổi hành vi và giúp huy động vốn cho quá trình chuyển đổi.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong tiến trình tăng cường năng lực xây dựng và vận hành thị trường carbon nhằm hiện thực hóa mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính theo Thỏa thuận Paris, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế theo hướng carbon thấp và phát triển bền vững.

Là quốc gia có nhiều tiềm năng tạo nguồn tín chỉ carbon, việc xây dựng các công cụ định giá carbon cũng như thị trường carbon sẽ là động lực mới cho định hướng chuyển đổi kinh tế theo hướng carbon thấp thông qua các nguồn lực tài chính và công nghệ trực tiếp cho các dự án, cơ sở giảm phát thải. Cụ thể, theo Đóng góp quốc gia tự quyết định cập nhật năm 2020, Việt Nam sẽ cắt giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường, tương đương với 83,9 triệu tấn CO2 với nguồn lực trong nước. Khi có thêm các hỗ trợ quốc tế, mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính sẽ lên đến 27% so với kịch bản phát triển thông thường, tương đương 250,8 triệu tấn CO2.

Bên cạnh đó, các dự án trồng rừng, các dự án theo Cơ chế phát triển sạch (CDM) hay các hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMAs) cũng có tiềm năng tạo nguồn tín chỉ carbon để thu hút các doanh nghiệp đầu tư. Hiện nay, Việt Nam chưa có đơn vị chứng nhận tín chỉ carbon đạt tiêu chuẩn quốc tế nên việc giao dịch, mua bán, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng từ xây dựng hồ sơ, phê chuẩn hồ sơ dự án phải thông qua các đầu mối nước ngoài. Điều này gây khó khăn cho các chủ rừng trong việc xác định quyền sở hữu carbon, giao dịch chuyển nhượng quyền carbon, nhận giấy chứng nhận giảm phát thải cũng như cơ chế quản lý tài chính.

Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã có ý kiến về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách tài chính để hình thành và vận hành thị trường carbon; trên cơ sở đó chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan liên quan xây dựng Đề án thành lập thị trường carbon trong nước đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trong giai đoạn hình thành thị trường trong nước, việc trao đổi, mua bán tín chỉ carbon vẫn đang được thực hiện ở quy mô nhỏ trong khuôn khổ các dự án theo Cơ chế phát triển sạch, Cơ chế tín chỉ chung, Cơ chế trao đổi tín chỉ carbon theo chương trình hợp tác và một số cơ chế trao đổi tín chỉ carbon tự nguyện khác. Nổi bật trong thời gian gần đây, ngành lâm nghiệp đã thành công ký kết một số thỏa thuận chi trả giảm phát thải từ rừng.

Đến nay, Việt Nam đã thực hiện thí điểm 3 thỏa thuận lớn bán tín chỉ carbon ra thị trường quốc tế, đó là: Thỏa thuận chi trả giảm phát thải ký với Quỹ Đối tác carbon trong lâm nghiệp thông qua Ngân hàng Thế giới từ tháng 10/2020, thời gian thực hiện đến năm 2025.

Vui lòng xem tiếp sau quảng cáo...
Tin cùng chuyên mục
  • SmartPay tài trợ 50.000 thiết bị thanh toán...

    SmartPay tài trợ 50.000 thiết bị thanh toán SmartBox cho tiểu thương Việt
    Vừa qua, SmartPay - doanh nghiệp cung cấp các giải pháp tài chính công nghệ cho doanh nghiệp, đã phối hợp cùng Hiệp hội Ẩm thực TP.HCM tổ chức buổi tọa đàm về chủ đề “Doanh nghiệp F&B với thanh toán điện tử”. Tại đây, Smartpay đã dành tặng 50.000 SmartBox trị giá 25 tỷ đồng cho các tiểu thương.
  • FE CREDIT ký kết hợp tác triển khai gói vay ưu...

    FE CREDIT ký kết hợp tác triển khai gói vay ưu đãi lãi suất thấp cho công nhân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
    Sau một thời gian triển khai gói vay ưu đãi 10.000 tỉ đồng cho công nhân các khu công nghiệp, FE CREDIT tiếp tục ký kết hợp tác với nhiều tỉnh thành khác nhằm nhân rộng chương trình phúc lợi này tới người lao động trên toàn quốc.
  • FE CREDIT cảnh báo người dùng có thể mất tiền...

    FE CREDIT cảnh báo người dùng có thể mất tiền oan vì vay online
    Với những thủ đoạn vô cùng tinh vi, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng nhu cầu vay tiền của nhiều khách hàng, đồng thời mạo danh công ty tài chính uy tín để lừa lấy lòng tin và chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức vay tiền online.
  • FE CREDIT cảnh báo “bẫy” vay tiền online

    FE CREDIT cảnh báo “bẫy” vay tiền online
    Lợi dụng nhu cầu vay cấp bách của nhiều khách hàng, đặc biệt là các khách hàng từng bị nợ xấu, không đủ điều kiện vay tại các tổ chức tài chính, nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh công ty con của FE CREDIT để lừa đảo và chiếm đoạt tiền của khách hàng qua hình thức vay online.
  • Chủ tịch VIX từ nhiệm sau hơn 3 tháng nhậm...

    Chủ tịch VIX từ nhiệm sau hơn 3 tháng nhậm chức
    Ngày 10/02, CTCP Chứng khoán VIX (mã: VIX) công bố nghị quyết về việc miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT của bà Nguyễn Thị Tuyết theo đơn từ nhiệm đưa ra cùng ngày.
  • FE CREDIT lan tỏa yêu thương, sẻ chia Tết ấm...

    FE CREDIT lan tỏa yêu thương, sẻ chia Tết ấm với những hoàn cảnh khó khăn
    Tết đã gần kề, vẫn còn đâu đó nhiều mảnh đời bất hạnh, lo lắng cho một cái tết không trọn vẹn. Thấu hiểu khó khăn và mong muốn sẻ chia với cộng đồng, FE CREDIT đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, trao đi những giá trị vật chất và tinh thần cho những cảnh đời bất hạnh trên khắp cả nước.
  • Xuất khẩu thuỷ sản năm 2023 có thể vẫn cao...

    Xuất khẩu thuỷ sản năm 2023 có thể vẫn cao hơn giai đoạn 2020 - 2021
    VDSC nhận định, giá nguyên liệu có thể sẽ giảm nhẹ trong năm 2023 do nhu cầu suy yếu, nhưng vẫn duy trì mức cao hơn so với 2021.
  • FE CREDIT mang “Xuân chia sẻ - Tết yêu thương”...

    FE CREDIT mang “Xuân chia sẻ - Tết yêu thương” đến bà con nghèo huyện Cần Giờ
    Trong những ngày đầu năm 2023, dù bận rộn công việc nhưng nhiều bạn trẻ tại FE CREDIT đã tranh thủ thời gian, tận tay mang những phần quà tết trao cho những cảnh đời khó khăn trên doi Mỹ Khánh (huyện Cần Giờ) với mong muốn trao gửi yêu thương và hy vọng người dân nơi đây được đón một mùa xuân trọn vẹn.
  • Loạt doanh nghiệp này "chào sàn" chứng khoán...

    Loạt doanh nghiệp này 'chào sàn' chứng khoán trong tuần, đáng chú ý là Công ty VNG với giá tham chiếu 240.000 đồng/đơn vị
    Bên cạnh Công ty VNG, công ty Giao nhận Vận tải miền Trung, Cổ phần cơ khí 120, Tập đoàn Green + cũng sẽ niêm yết trên sàn lần đầu vào ngày 6/1.
  • FE CREDIT và Cao đẳng FPT Polytechnic hợp tác nuôi...

    FE CREDIT và Cao đẳng FPT Polytechnic hợp tác nuôi dưỡng thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp tương lai
    Ngày 16/12/2022, FE CREDI T đã hoàn tất ký thỏa thuận hợp tác với trường Cao đẳng FPT Polytechnic tái khẳng định cam kết của FE CREDIT trong việc phát triển các kỹ năng và năng lực cho sinh viên chưa tốt nghiệp, đồng thời hỗ trợ họ đạt được thành công trong một thế giới doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt.
  • Nhận 10 triệu USD từ SMBC, tham vọng đằng sau...

    Nhận 10 triệu USD từ SMBC, tham vọng đằng sau của đơn vị sở hữu SmartPay
    Dù khoản đầu tư 10 triệu USD từ SMBC chỉ mới là một phần của vòng gọi vốn Series A trị giá 30 triệu USD nhưng sẽ mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng vượt bậc trong thời gian tới dành cho SmartNet - đơn vị sở hữu SmartPay.
  • SmartPay thúc đẩy xu hướng giao dịch không...

    SmartPay thúc đẩy xu hướng giao dịch không tiền mặt của các tiểu thương
    Chọn hướng đi khác biệt, tập trung phục vụ phân khúc nhà bán hàng siêu nhỏ, nhỏ và vừa là chiến lược của SmartPay, nhằm hỗ trợ hàng triệu tiểu thương bắt nhịp xu hướng 4.0 một cách dễ dàng và cùng nhau sát cánh phát triển.
Tin mới