Tăng trưởng tín dụng chậm lại nếu không nới room tín dụng?

16:22 27/06/2022

Tăng trưởng tín dụng từ cuối tháng 6/2022 được dự báo chậm lại, nếu Ngân hàng Nhà nước không nới room như đề xuất của nhiều nhà băng.

 Chờ nới room tín dụng

Đến tháng 5/2022, nhiều tổ chức tín dụng đã đề xuất lên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho nới hạn mức tín dụng do đã cạn room được cấp từ đầu năm.

2022-06-27_15-22-50

 

Tín dụng hiện đã tăng rất nhanh, đạt khoảng 8,2% sau gần 6 tháng đầu năm 2022, cao hơn gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

NHNN cho biết nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) chưa cạn room mà có tâm lý phòng thủ, hoặc cho vay các doanh nghiệp lớn tỷ lệ cao cận room 15%. Do đó, theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, đây là thời điểm để các TCTD cơ cấu lại tín dụng, dư nợ, đảm bảo chất lượng tín dụng tốt hơn.

NHNN cũng khẳng định, dù xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, song sẽ linh hoạt theo diễn biến kinh tế vĩ mô, để có thể nới tín dụng lên 15-16%, hoặc hạ về 12-13%, với mục tiêu kép là đáp ứng nhu cầu vốn để nền kinh tế phục hồi, đồng thời kiểm soát lạm phát.

Nhiều công ty chứng khoán và cả các TCTD dự báo, NHNN có thể nới thêm room tín dụng vào cuối tháng 6 này để đáp ứng nhu cầu vốn cuối năm.

Bộ phận phân tích chứng khoán SSI (SSI Research) dẫn thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 9/6/2022 đạt 8,15% so với cuối năm 2021, tương đương với mức tăng 17,1% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ này cao hơn nhiều so mức trung bình 12 - 14% được duy trì kể từ năm 2018 và NHNN cũng thể hiện thái độ có phần thận trọng hơn trong điều hành chính sách tiền tệ khi rủi ro cho nền kinh tế vẫn còn lớn trong thời gian sắp tới.

Do vậy, NHNN nhấn mạnh sẽ cấp thêm hạn mức tín dụng vào thời điểm hợp lý hơn (có thể vào cuối quý III/2022 - theo kỳ vọng của SSI Research) và mức điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào sức khỏe tài chính của từng ngân hàng. Nhờ vậy, mặt bằng lãi suất tiền gửi sẽ không còn gặp nhiều áp lực tăng như trong thời gian gần đây.

Nhóm phân tích dự báo áp lực lên thanh khoản nhiều khả năng sẽ tăng dần vào thời điểm cuối quý II, do vậy diễn biến lãi suất liên ngân hàng kỳ vọng gặp nhiều biến động trong tuần tới.

Trên thị trường ngoại tệ, diễn biến của VND trong tuần qua tương đồng với các đồng tiền trong khu vực dưới áp lực của việc Fed tăng lãi suất. Cụ thể, trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá USD/VND tăng 0,23% và tỷ giá niêm yết tại các NHTM tăng 80 đồng, kết tuần ở mức 23.080/23.380 VND/USD. Tỷ giá trên thị trường tự do cũng tăng mạnh 130 đồng, và hiện giao dịch ở 23.900/23.940 VND/USD.

Thời điểm cơ cấu lại tín dụng

Ứng phó với “cạn room tín dụng”, nhiều nhà băng đã linh hoạt triển khai cơ cấu lại dư nợ tín dụng, hướng dòng vốn vào cho vay ngắn hạn để tự động nới room, tiếp tục đáp ứng các khách hàng truyền thống, vay lưu động bổ sung kinh doanh.

Bên cạnh đó, một chuyên gia dự báo trong quý III/2022, dù thị trường chứng khoán chưa ổn định, nhưng nhiều ngân hàng sẽ triển khai tăng vốn điều lệ để giải tỏa phần nào áp lực tăng trưởng tín dụng.

Song song đó, nếu chưa được NHNN phê duyệt nới thêm, bài toàn triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% cũng đang được các TCTD xoay xở giải quyết với phương án đăng ký quy mô tham gia để giải ngân.

Đại diện ABBank, cho biết ngân hàng đã rà soát kế hoạch tín dụng và đăng ký hạn mức tham gia hỗ trợ lãi suất là 572 tỷ đồng, tương đương quy mô 28.600 tỷ đồng dư nợ cho vay bình quân trong 2 năm.

Trong khi đó, BIBV, Agribank... cũng cho biết đang gấp rút triển khai chương trình cho vay này. “Đây là chương trình theo nhiệm vụ, các ngân hàng không được hưởng chênh lệch lãi suất, thậm chí còn phải ứng trước lãi suất bù cho doanh nghiệp để thuận tiện giải ngân, tất toán sau vào cuối quý hoặc cuối năm”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.

Vì vậy, các TCTD triển khai tốt “nhiệm vụ” và đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vốn theo phân hạng của ngân hàng, cũng đang kỳ vọng được NHNN xem xét nới room tín dụng, không ngay bây giờ thì hẳn cũng sẽ ở thời gian tới.

Mới đây, trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội về cơ chế cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng (room), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là vốn đầu tư dựa vào rất lớn vào vốn tín dụng ngân hàng. Hiện nay, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam ở mức 124% - một trong những nước có tỷ lệ này cao nhất thế giới.

"Với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng, khi nền kinh tế gặp cú sốc sẽ ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng. Và khi hệ thống có vấn đề sẽ gây hệ lụy cho nền kinh tế nói chung", Thống đốc nhấn mạnh.

Nói về cơ chế cấp ''room'' tín dụng hiện nay, bà Hồng cho biết, NHNN đã áp dụng chính sách này từ những năm 2011. Đây là biện pháp rất hiệu quả, đưa thị trường tiền tệ ổn định trở lại sau khoảng thời gian tăng trưởng nóng.

"Trước đây, khi chưa có cơ chế kiểm soát tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng tăng trưởng tín dụng rất cao. Có nhiều năm tăng trưởng tín dụng trên trên 30%/năm, cá biệt có năm tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống lên tới 53,8%. Từ đó kéo theo cuộc đua lãi suất để huy động nguồn tiền", bà Hồng cho hay.

Theo Thống đốc, kiểm soát tăng trưởng tín dụng là biện pháp khá hiệu quả trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu, dần tiến tới chuẩn mực quốc tế trong khi thị trường vốn còn non trẻ.

''Khi thị trường vốn phát triển, doanh nghiệp mới có thể tiếp cận được nhiều nguồn vốn trung và dài hạn và chỉ vay vốn lưu động ngắn hạn từ hệ thống ngân hàng thì áp lực đối với việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN mới giảm bớt.'', người đứng đầu NHNN thông tin.

Nói về cách thức đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng, bà Hồng cho biết, dựa trên chỉ tiêu tăng trưởng GDP và lạm phát mà Quốc hội đề ra, vào đầu năm, NHNN sẽ đưa ra chỉ tiêu định hướng cho cả năm phù hợp với thực tiễn khách quan.

Đối với việc phân bổ hạn mức tăng trưởng cho các ngân hàng, NHNN sẽ có những nguyên tắc chung trên nền tảng phân loại các TCTD. Tổ chức tín dụng nào có tình hình lạnh manh, quản trị tốt hơn sẽ được tăng trưởng cao hơn.

Vui lòng xem tiếp sau quảng cáo...
Tin cùng chuyên mục
  • Để doanh nghiệp 'bắt kịp' chuyển đổi xanh

    Để doanh nghiệp 'bắt kịp' chuyển đổi xanh
    Chuyển đổi xanh đang là xu hướng tất yếu trên toàn cầu. Doanh nghiệp Việt Nam đã ít nhiều biết đến xu thế này, nhưng để tiếp cận, bắt kịp và đáp ứng được chuyển đổi xanh thì đang còn gặp rất nhiều khó khăn.
  • MB đề xuất loạt giải pháp phát triển tài...

    MB đề xuất loạt giải pháp phát triển tài chính xanh tại Hội nghị với Thủ tướng Chính phủ
    Tại Hội nghị với Thủ tướng Chính phủ, MB kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh phát triển tài chính và kinh tế xanh nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
  • Dù lãi trước thuế tăng hơn 50% nhưng cổ phiếu...

    Dù lãi trước thuế tăng hơn 50% nhưng cổ phiếu EVF vẫn gây thất vọng?
    EVN Finance đạt lãi trước thuế 310 tỷ đồng, tăng 56% và thực hiện 53% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế tăng 55% lên 259 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi cơ bản trên cổ phiếu của công ty giảm từ 442 đồng xuống 343 đồng.
  • SmartPay tài trợ 50.000 thiết bị thanh toán...

    SmartPay tài trợ 50.000 thiết bị thanh toán SmartBox cho tiểu thương Việt
    Vừa qua, SmartPay - doanh nghiệp cung cấp các giải pháp tài chính công nghệ cho doanh nghiệp, đã phối hợp cùng Hiệp hội Ẩm thực TP.HCM tổ chức buổi tọa đàm về chủ đề “Doanh nghiệp F&B với thanh toán điện tử”. Tại đây, Smartpay đã dành tặng 50.000 SmartBox trị giá 25 tỷ đồng cho các tiểu thương.
  • FE CREDIT ký kết hợp tác triển khai gói vay ưu...

    FE CREDIT ký kết hợp tác triển khai gói vay ưu đãi lãi suất thấp cho công nhân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
    Sau một thời gian triển khai gói vay ưu đãi 10.000 tỉ đồng cho công nhân các khu công nghiệp, FE CREDIT tiếp tục ký kết hợp tác với nhiều tỉnh thành khác nhằm nhân rộng chương trình phúc lợi này tới người lao động trên toàn quốc.
  • FE CREDIT cảnh báo người dùng có thể mất tiền...

    FE CREDIT cảnh báo người dùng có thể mất tiền oan vì vay online
    Với những thủ đoạn vô cùng tinh vi, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng nhu cầu vay tiền của nhiều khách hàng, đồng thời mạo danh công ty tài chính uy tín để lừa lấy lòng tin và chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức vay tiền online.
  • FE CREDIT cảnh báo “bẫy” vay tiền online

    FE CREDIT cảnh báo “bẫy” vay tiền online
    Lợi dụng nhu cầu vay cấp bách của nhiều khách hàng, đặc biệt là các khách hàng từng bị nợ xấu, không đủ điều kiện vay tại các tổ chức tài chính, nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh công ty con của FE CREDIT để lừa đảo và chiếm đoạt tiền của khách hàng qua hình thức vay online.
  • Chủ tịch VIX từ nhiệm sau hơn 3 tháng nhậm...

    Chủ tịch VIX từ nhiệm sau hơn 3 tháng nhậm chức
    Ngày 10/02, CTCP Chứng khoán VIX (mã: VIX) công bố nghị quyết về việc miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT của bà Nguyễn Thị Tuyết theo đơn từ nhiệm đưa ra cùng ngày.
  • FE CREDIT lan tỏa yêu thương, sẻ chia Tết ấm...

    FE CREDIT lan tỏa yêu thương, sẻ chia Tết ấm với những hoàn cảnh khó khăn
    Tết đã gần kề, vẫn còn đâu đó nhiều mảnh đời bất hạnh, lo lắng cho một cái tết không trọn vẹn. Thấu hiểu khó khăn và mong muốn sẻ chia với cộng đồng, FE CREDIT đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, trao đi những giá trị vật chất và tinh thần cho những cảnh đời bất hạnh trên khắp cả nước.
  • Xuất khẩu thuỷ sản năm 2023 có thể vẫn cao...

    Xuất khẩu thuỷ sản năm 2023 có thể vẫn cao hơn giai đoạn 2020 - 2021
    VDSC nhận định, giá nguyên liệu có thể sẽ giảm nhẹ trong năm 2023 do nhu cầu suy yếu, nhưng vẫn duy trì mức cao hơn so với 2021.
  • FE CREDIT mang “Xuân chia sẻ - Tết yêu thương”...

    FE CREDIT mang “Xuân chia sẻ - Tết yêu thương” đến bà con nghèo huyện Cần Giờ
    Trong những ngày đầu năm 2023, dù bận rộn công việc nhưng nhiều bạn trẻ tại FE CREDIT đã tranh thủ thời gian, tận tay mang những phần quà tết trao cho những cảnh đời khó khăn trên doi Mỹ Khánh (huyện Cần Giờ) với mong muốn trao gửi yêu thương và hy vọng người dân nơi đây được đón một mùa xuân trọn vẹn.
  • Loạt doanh nghiệp này "chào sàn" chứng khoán...

    Loạt doanh nghiệp này 'chào sàn' chứng khoán trong tuần, đáng chú ý là Công ty VNG với giá tham chiếu 240.000 đồng/đơn vị
    Bên cạnh Công ty VNG, công ty Giao nhận Vận tải miền Trung, Cổ phần cơ khí 120, Tập đoàn Green + cũng sẽ niêm yết trên sàn lần đầu vào ngày 6/1.
Tin mới