SoftBank và hành trình “săn lùng” những gã khổng lồ phần mềm toàn cầu

19:50 18/11/2021

Sự gia tăng nhanh chóng của các công ty phần mềm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư toàn cầu, trong đó tập đoàn SoftBank của tỷ phú Masayoshi Son cũng không phải là ngoại lệ.

Tầm ảnh hưởng của SoftBank trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm

Đầu năm nay, Andrew Barnes vẫn chưa có kế hoạch huy động hàng trăm triệu USD cho công ty khởi nghiệp Go1, chuyên đào tạo lực lượng lao động ở Australia.

Tuy nhiên, khi bắt đầu chào bán với các nhà đầu tư, Andrew Barnes đã bị choáng ngợp bởi sự quan tâm của giới đầu tư, trong đó có cả tập đoàn SoftBank. 

Andrew Barnes, người sáng lập công ty khởi nghiệp phần mềm đào tạo lực lượng lao động của Go1, đã huy động được 200 triệu USD trong một vòng gọi vốn do Quỹ Tầm nhìn 2 của SoftBank dẫn đầu. 
Andrew Barnes, người sáng lập công ty khởi nghiệp phần mềm đào tạo lực lượng lao động của Go1, đã huy động được 200 triệu USD trong một vòng gọi vốn do Quỹ Tầm nhìn 2 của SoftBank dẫn đầu. 

Vào tháng 7, Go1 đã công bố một vòng tài trợ 200 triệu USD do Quỹ Tầm nhìn của SoftBank dẫn đầu, tăng gấp 2 lần số tiền mà công ty khởi nghiệp đã huy động được trong một vòng trước đó vào năm ngoái.  

Go1 cung cấp cho các công ty hơn 200.000 khóa học, từ cách sử dụng Excel đến đào tạo quản lý. Lĩnh vực này nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong chiến lược đầu tư của SoftBank.

Tập đoàn đầu tư công nghệ viễn thông Nhật Bản đã tạo ra lợi nhuận lớn nhất từ các công ty internet tập trung vào người tiêu dùng như Alibaba của Trung Quốc, Coupang của Hàn Quốc hay DoorDash của Mỹ.

Quỹ Vision Fund 2 của tỷ phú Masayoshi Son, ra mắt cách đây hai năm đã thực hiện 21 khoản đầu tư vào các công ty phần mềm (tính đến ngày 30/6), chiếm hơn 1/5 số công ty mà quỹ này đã đầu tư vào.

Khả năng đảm bảo các giao dịch ở các quốc gia mới như Australia là một tín hiệu cho thấy tầm ảnh hưởng của SoftBank trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. Các giám đốc điều hành cho biết, đội ngũ chuyên gia đầu tư của SoftBank trên khắp thế giới có thể xác định và mang lại những giao dịch tốt nhất cho ông chủ Masayoshi Son.

Craig Blair, người đồng sáng lập và là đối tác đầu tư mạo hiểm AirTree Ventures có trụ sở tại Australia, đã hỗ trợ Go1 kể từ năm 2019 chia sẻ: "Không có gì phải nghi ngờ khi mức định giá công ty tăng lên bởi ngày càng có nhiều nguồn vốn đầu tư vào thị trường Australia”.

Ấn Độ cũng là thị trường tiềm năng trong chiến lược đầu tư của SoftBank. Nếu Quỹ Tầm nhìn 1 đặt cược vào công ty như One97 Communications - chủ sở hữu ứng dụng thanh toán Paytm và startup chuỗi khách sạn Oyo, thì Quỹ Tầm nhìn 2 lại chuyển hướng sang Mindtickle - startup Ấn Độ cung cấp ứng dụng giúp công ty đào tạo nhân viên bán hàng trực tuyến. 

Ấn Độ đóng góp nhiều vào chiến lược đầu tư của SoftBank
Ấn Độ đóng góp nhiều vào chiến lược đầu tư của SoftBank

Mindtickle đã huy động được 100 triệu USD trong một vòng tài trợ do Vision Fund 2 dẫn đầu vào tháng 11 năm ngoái. Chưa đầy một năm sau, vào tháng 8, Mindtickle tiếp tục nhận được một khoản tiền rót vốn khác trị giá 100 triệu USD cũng do Vision Fund 2 đầu tư. Lần này, mức định giá công ty ở cao hơn là 1,2 tỷ USD. 

Krishna Depura, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Mindtrickle cho biết, việc không huy động nhanh chóng nguồn vốn sẽ khiến công ty trở nên "tụt hậu" so với các đối thủ cạnh tranh. 

"Thị trường đang thay đổi nhanh chóng. Đặc biệt, dịch Covid-19 càng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Vì vậy, rất nhiều công ty đang huy động dòng tiền và đạt được thành công lớn khi IPO thành công. Đây cũng là thời điểm mà các doanh nghiệp, startup mới được hình thành", Depura chia sẻ. Mindtickle đang lên kế hoạch thâm nhập thị trường Nhật Bản, bên cạnh các cơ sở đang hoạt động ở Mỹ, Canada và Anh.

Chiến lược tăng trưởng bằng mọi giá của ông chủ SoftBank

Không chỉ Mindtickle, SoftBank cũng hỗ trợ công ty thương mại điện tử khác như OfBusiness của Ấn Độ và Xiaopangxiong (Trung Quốc). Vào tháng 7, OfBusiness huy động được 160 triệu USD trong vòng tài trợ do Vision Fund 2 dẫn đầu với mức định giá 1,5 tỷ USD.

Ngoài đầu tư vào startup, tỷ phú Masayoshi Son còn hỗ trợ công ty thương mại điện tử lớn ở châu Á, bao gồm Alibaba và Coupang, hay Flipkart. 

Mặc dù không thu hút được các nhà đầu tư cho Quỹ tầm nhìn 2, SoftBank vẫn đang đẩy nhanh tốc độ đầu tư bằng cách cam kết đầu tư 40 tỷ USD. Son cho biết, mục tiêu của ông là tăng danh mục đầu tư của quỹ lên 500, thâm chí là 1.000 công ty. 

Vision Fund 1 của SoftBank chủ yếu đầu tư vào các công ty internet tiêu dùng như Alibaba của Trung Quốc và Coupang của Hàn Quốc. 
Vision Fund 1 của SoftBank chủ yếu đầu tư vào các công ty internet tiêu dùng như Alibaba của Trung Quốc và Coupang của Hàn Quốc. 

Việc tập trung đầu tư vào các công ty phần mềm một phần được thúc đẩy bởi thành công của loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực này mà không có sự hỗ trợ của SoftBank. Năm ngoái, công ty điện toán đám mây Snowflake (Mỹ) đã huy động được 3,4 tỷ USD trong đợt IPO lớn nhất từ trước đến nay của ngành.  

Hay nhà phát triển phần mềm hội nghị truyền hình Zoom đã chứng kiến giá cổ phiếu tăng trong thời gian đại dịch. Atlassian, một công ty Australia bán phần mềm cho các nhà phát triển, đã chứng kiến cổ phiếu tăng hơn gấp đôi trong năm qua, mang lại giá trị vốn hóa thị trường khoảng 100 tỷ USD.

Giá cổ phiếu của SoftBank đã giảm khoảng 40% so với mức cao hồi tháng 3, trong bối cảnh lo ngại về cuộc đàn áp quy định đối với các công ty internet Trung Quốc, cũng như sự sụt giảm trong khoản đầu tư tiêu dùng được niêm yết như Coupang. Khi đẩy mạnh đầu tư vào phần mềm doanh nghiệp, SoftBank đã bán một số tên tuổi ở lĩnh vực này như DoorDash, Coupang và công ty bất động sản Mỹ Opendoor. 

Vui lòng xem tiếp sau quảng cáo...
Tin cùng chuyên mục
Tin mới